Nghiệm thu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre”

Thứ hai - 08/08/2016 14:14
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề nhức nhối được xã hội cũng như các ngành chức năng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Để đảm bảo VSATTP, TS Nguyễn Quỳnh Anh-Viện Thực phẩm Việt Nam tin cậy cùng nhóm nhiên cứu đã thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre” trong thời gian từ năm 2014-2015.

 Món ăn không chỉ ngon, bổ dưỡng, mà còn phải đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng các vấn đề VSATTP trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống gồm: bếp ăn tập thể ở khu công nghiệp, trường dạy nghề, trường cao đẳng, trường mẫu giáo; cơ sở nấu ăn đám tiệc; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tươi sống, đóng hộp, thức ăn nhanh; các nhà hàng ăn uống .v.v… từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo VSATTP trong cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Qua kết quả khảo sát các nhóm đối tượng mà đề tài nghiên cứu cho thấy: thực trạng chung là ý thức người kinh doanh chưa cao nên tình trạng vi phạm VSATTP vẫn còn diễn ra. Các bếp ăn ở các cơ sở đào tạo có giấy chứng nhận VSATTP nhưng vẫn còn sai phạm liên quan VSATTP; điều kiện vật chất, vệ sinh cơ sở của khu vực chế biến thực phẩm tại các bếp ăn còn thiếu, chưa đảm bảo ATVSTP; kiến thức, thái độ và thực hành về VSATTP của chủ cơ sở, người phục vụ, người chế biến thực phẩm chưa cao; nguồn thực phẩm nguyên liệu cung cấp cho các bếp ăn tập thể chưa đảm bảo an toàn, nhiều thực phẩm đưa vào chế biến có nguồn gốc chưa rõ ràng. Việc kiểm tra nguồn thực phẩm của các bếp ăn tập thể chưa tốt; Nhiều cơ sở nấu ăn đám tiệc hoạt động lâu năm nhưng chưa có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP; nhiều nhân viên tham gia vào hoạt động nấu ăn đám tiệc, chế biến, phục vụ nhưng chưa qua đào tạo, tập huấn kiến thức về VSATTP, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, phương thức bảo quản thức ăn chưa hợp lý…  Mặc dù chưa xảy ra ngộ độc ở các cơ sở này, tuy nhiên, bên cạnh đạo đức và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp thì đòi hỏi cần có sự kiểm tra chặc chẽ của các cơ quan Nhà nước và ý thức của người dân trong việc tố giác những trường hợp sai phạm vì an toàn bản thân và xã hội.

Từ những thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đưa ra 04 nhóm giải pháp cho từng đối tượng là: nhà quản lý; người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; nhóm giải pháp đối với các đối tượng nghiên cứu. Một số giải pháp đề tài đưa ra như sau: Tăng cường phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm; đối với các bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất kinh doanh chú ý nguồn gốc thực phẩm nhập vào, khâu vận chuyển, bảo quản, chế biến, quá trình phục vụ, quá trình vệ sinh đối với nhân viên,….

Đề tài được Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh nghiệm thu và xếp loại khá. Theo các thành viên hội đồng, đề tài có tính cấp thiết phù hợp thực tiễn xã hội hiện nay. Kết quả của đề tài đáp ứng mục tiêu, nội dung đề ra. Qua đó, nhóm thực hiện đưa ra các nhóm giải pháp để đảm bảo ATVSTP trong thời gian tới, tuy nhiên hội đồng cũng đề nghị trong các giải pháp trên cần chia theo từng nhóm đối tượng cụ thể để làm cơ sở cho các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh có cơ sở tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý về ATVSTP trong thời gian tới.

 

Tác giả bài viết: KIM TUYỀN

Nguồn tin: Trung tâm Thông tin và Thống Kê KH&CN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây