Thực trạng nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực khoa học tự nhiên

Thứ sáu - 05/02/2016 22:42
Nguồn nhân lực KHCN cần đánh giá đúng và đủ về mặt kiến thức chuyên môn đó là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực KHCN khoa học tự nhiên (ảnh minh họa)
Nguồn nhân lực KHCN khoa học tự nhiên (ảnh minh họa)

Nguồn nhân lực KHCN khoa học tự nhiên

Nguồn nhân lực KHCN  tự nhiên là lực lượng tiên phong trong việc nghiên cứu, đi đầu trong nhiều lĩnh vực, tác động trực tiếp đến một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực tự nhiên góp phần nâng cao khả năng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, đây cũng là lực lượng tiên phong trong công tác nghiên cứu, phát triển những đề tài, dự án, sản phẩm, v.v, có tính ứng dụng ngay tại địa phương. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh thì hiện nay chất lượng, số lượng nguồn nhân lực KHCN hoạt động trong lĩnh vực khoa học tự nhiên còn hạn chế.


Trong tổng số 1.623.518 người từ 15 tuổi trở lên năm 2010 thì số người chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh là 1.518.731 người (chiếm 94,2% tổng số người từ 15 tuồi trở lên), xếp hạng thứ  9/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang); trình độ sơ cấp có 20.959 người (chiếm 1,5%), xếp hạng thứ  8/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Cà Mau, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre); trình độ trung cấp là 29.020 người (chiếm 1,8%), xếp hạng thứ  11/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Hậu Giang và ngang với Đồng Tháp); trình độ cao đẳng là 6.755 người (chiếm 0,7%), xếp hạng thứ  10/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (trên Cà Mau và ngang với Kiên Giang, Bạc Liêu); trình độ đại học trở lên là 11.263 người (chiếm 2%), xếp hạng thứ  3/13 so các tỉnh trong vùng ĐBSCL (dưới Cần Thơ, Vĩnh Long và ngang với Kiên Giang, Bạc Liêu).

Đến năm 2015 tỉnh An Giang có khoảng 672,8 ngàn lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, bao gồm 538,2 nghìn người qua đào tạo sơ cấp và ngắn hạn dưới 3 tháng, trình độ trung cấp có 59,9 nghìn người và cao đẳng có 31,5 nghìn người và đại học trở lên có 43,2 nghìn người.

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực KHCN cần đánh giá đúng và đủ về mặt kiến thức chuyên môn đó là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực KHCN.

Theo kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu về kiến thức chuyên môn của đội ngũ KHCN cho thấy: Có 6,2% lượt chọn là có kiến thức tốt, 89,7% đánh giá là kiến thức chuyên môn khá, và chỉ có 4,1% đánh giá kiến thức chuyên môn của đội ngũ KHCN là trung bình. Có thể thấy, chất lượng nguồn lực KHCN ở tỉnh chỉ ở mức khá để hoàn thiện và phù hợp với quy hoạch chung và tình hình phát triển của tỉnh thì cần có những giải pháp nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ KHCN.
 

Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực KHCN khoa học tự nhiên:


Là chỉ số quan trọng tạo nên chất lượng, sức mạnh của cả nguồn nhân lực nay. Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở cơ cấu theo cương vị công tác; cơ cấu lứa tuổi, giới tính; cơ cấu dân tộc, vùng miền; thanh niên công tác; trình độ học vấn, đào tạo, chuyên môn, v.v; cơ cấu lĩnh vực, v.v.

Theo kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu về sự phân bổ nguồn nhân lực KHCN cho thấy: Đánh giá phân bổ hợp lý theo nhóm ngành/lĩnh vực chiếm 43,9%; Phân bổ hợp lý theo khu vực thành thị/nông thôn chỉ chiếm 0,3%; đánh giá phân bổ hợp lý theo giới tính chỉ với 0,7% và phân bổ chưa hợp lý theo nhóm ngành, khu vực và giới tính chiếm 55,1%. Có thể thấy thực trạng phân bổ nguồn nhân lực KHCN nói chung và nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực KHTN còn chưa hợp lý theo nhóm ngành, khu vực và cả giới tính. Mặc dù nguồn nhân lực có những nét đặc thù về ngành nghề thì điều đó có thể phù hợp, tuy nhiên sự phân bổ không hợp lý lớn sẽ kéo theo những hệ quả tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển.


Dự báo nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KHCN khoa học tự nhiên:


- Phát triển các nghiên cứu mang tính liên ngành giữa khoa học tự nhiên với khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn nhằm tạo cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho việc hoạch định, ban hành các kế hoạch, quy hoạch, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển bền vững.

- Tập trung nghiên cứu xây dựng luận chứng khoa học về quy luật, điều kiện tự nhiên để góp
phần giải quyết những vấn đề trọng yếu trước mắt và lâu dài như: an ninh lương thực, sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên; đặc biệt là công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

- Xây dựng các chương trình nghiên cứu liên ngành và kết nối nghiên cứu cấp vùng về xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học, thiết lập hệ thống mô hình hóa, phục vụ phát triển bền vững các vùng sinh thái đặc trưng thuộc lưu vực sông Tiền, sông Hậu, vùng Bảy Núi và vùng Tứ giác Long Xuyên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây