Thông tin tuyển sinh ngành Điện - Điện tử tại TP. Hồ Chí Minh
Thứ hai - 30/05/2016 04:43
Đào tạo kỹ sư ngành điện - điện tử tại Học viện Kinh tế - Năng lượng TP. Hồ Chí Minh
Ngành Điện - Điện tử tại Học viện Kinh tế - Năng lượng (Ảnh minh họa)
Đặc điểm chung nhất của ngành điện điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Liên quan đến việc điều khiển đến tín hiệu điện thì luôn liên quan đến các mạch điện tử. Mạch điện tử là phần chính để của một hệ thống điều khiển bằng tín hiệu điện. Vì vậy cho nên khi đã làm ở ngành điện điện tử thì phải am hiểu về các loại linh kiện điện tử, mạch điện tử, hoặc chí ít là hiệu về công dụng điều khiển tín hiệu điện của các mạch điện tử xây dựng sẵn.
Và để có thể làm được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và kiểm soát được hoạt động của các máy móc bằng điện, thì người làm trong ngành còn phải am hiểu về việc truyền dẫn điện, các thông số điện, am hiểu về máy móc muốn điều khiển, và am hiểu về các yêu cầu tự động của toàn bộ các máy móc trong một chu trình sản xuất (hoặc chu trình hoạt động).
Theo học ngành điện điện tử tại TP. Hồ Chí Minh
Nếu hỏi về định hướng nghề nghiệp và đào tạo ngành điện, thì câu trả lời gần như chắc chắn hầu hết các trường đào tạo về kỹ thuật tại Việt Nam đều có ngành điện. Lý do là ở cái thời buổi công nghiệp hóa này, gần như tất cả mọi ngành nghề đều liên quan đến điện nên nhu cầu nhân lực về ngành điện luôn có nhiều. Ngành điện điện tử (cùng với ngành điện công nghiệp) luôn là hai ngành luôn có mọi trường về kỹ thuật có đào tạo về ngành điện.
Ở bậc ĐH, kỹ thuật điện điện tử còn được nhiều trường phân ngành chuyên sâu hơn như là điều khiển tự động, điện tử viễn thông... Các chuyên ngành này đều trang bị, cập nhật cho SV những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về kỹ thuật, thiết kế, điều hành sản xuất trong lĩnh vực mình đã lựa chọn. Cụ thể, SV sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến khí cụ điện hạ áp, hình họa, vẽ kỹ thuật, máy điện, vật liệu điện, đo lường điện, vẽ điện, kỹ thuật truyền thanh, kỹ thuật truyền hình, kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật cao tần, mạch điện, an toàn điện...
Đặc biệt đây là một ngành học đòi hỏi phải được thực tập nhiều nên trong quá trình học, mỗi sinh viên cũng phải trải qua hàng chục phần thực hành khác nhau. Ở các bậc CĐ, THCN và CNKT, tuy lượng kiến thức được đào tạo không nhiều như bậc ĐH nhưng người học có cơ hội được thực hành nhiều hơn.
Kỹ sư ngành điện - điện tử có thể làm việc tại công ty điện lực, các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện. Kỹ sư ngành điện - điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.
Ngoài ra, kỹ sư điện - điện tử có thể làm việc cho ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử VN và các công ty trực thuộc... Đối với SV hệ CĐ, học sinh các trường THCN và CNKT (một số trường ĐH cũng đào tạo ngành điện - điện tử ở bậc CĐ, THCN và CNKT) có thể làm việc với vai trò là người trực tiếp lao động, vận hành trong tất cả lĩnh vực trên hoặc cũng có thể tham gia thiết kế, tư vấn việc sử dụng điện và các thiết bị điện tử cho các công trình vừa và nhỏ.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử nhằm trang bị cho sinh viên:
Hiểu biết Kỹ thuật: Nắm vững các kiến thức cơ sở về Kỹ thuật Điện – Điện tử (theo định hướng “Điện tử công nghiệp”), trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học cơ bản, lý thuyết mạch, kỹ thuật tính toán và cơ sở kỹ thuật nói chung. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như mạch và thiết bị điện – điện tử, ứng dụng kỹ thuật máy tính, điều khiển, trường và sóng, truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử chất rắn, điện tử công suất và điện tử quang.
Kỹ năng thực hành và thiết kế: Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Điện – Điện tử. Có khả năng diễn đạt – trình bầy vấn đề / đề án, và khả năng tổ chức quá trình thực hiện chúng, sử dụng thế mạnh của các hiểu biết và kỹ năng khác nhau.
Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin / kết quả học tập – nghiên cứu – thiết kế – chế tạo một cách có hiệu quả.
Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời. Đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật từ các ngành lân cận như “Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa” và “Kỹ thuật Điện”.
Khả năng nghề nghiệp: Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử (công nghiệp), kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng. Có đạo đức nghề nghiệp.
- Đối tượng tuyển sinh: TS tốt nghiệp THPT, BTTH, TCCN và tương đương.
- Môn thi: Toán, Cơ sở ngành, Chuyên ngành (Miễn thi đối với TS đã tốt nghiệp đại học)
- Thời gian đào tạo: 20-30 tháng.
- Văn bằng: Cử nhân, kỹ sư quốc gia (được thi thạc sỹ, tiến sỹ).
- Địa điểm phát, nhận hồ sơ và học:
+ Phòng 207G, số 207 An Dương Vương, P. 8, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3950 5204 - 3853 9517 - DĐ: 0913 610 196 (Ms. Hiền)
+ Số 207/3 Hồ Học Lãm, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6269 7600 - 6269 7608 - DĐ: 0972 965 079 (Ms. Hoa)
- Phát và nhận hồ sơ đến 01/8/2016 (thi tuyển ngày 04 và 05/8/2016)./.