Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là một trong những chính sách mang tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Thực tiễn hiện nay cho thấy, hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
1. Ngành nghề phi nông nghiệp và vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
Ngành nghề phi nông nghiệp
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp.Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm đều cho rằng, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp là một bộ phận của kinh tế nông thôn.Tồn tại song song với các hoạt động nông nghiệp thuần túy.
Các hoạt động
phi nông nghiệp ở nông thôn được coi là tất cả các hoạt động công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp nhỏ và vừa, các dịch vụ sản xuất và đời sống được thực hiện ở khu vực nông thôn, sử dụng các nguồn lực tại địa phương (lao động, đất đai, nguyên vật liệu) và có liên hệ mật thiết với việc phát triển đời sống nông thôn.
[1]
Vai trò của hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của các hộ gia đình cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và quốc gia. Các ngành nghề phi nông nghiệp được coi là giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề dư lao động- thiếu việc làm ở địa phương, là chìa khóa cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Cụ thể như sau:
Góp phần tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn;
Tăng thu nhập cho người dân nông thôn;
Thúc đẩy sự hoạt động và phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế;
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp;
Phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế;
Giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, văn hoá giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế những đặc trưng, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi làng nghề, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.
2. Thực trạng mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông
Hoạt động phi nôngnghiệp góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển nông thôn.Cấu trúc việc làm phi nông nghiệp đang có những thay đổi theo chiều hướng tiến bộ với tỷ trọng lao động làm công, ăn lương, làm thuê chiếm tỷ lệ quan trọng và có xu hướng gia tăng. Đây là hướng đi mới giúp người dân thoát nghèo và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Thực tế hiện nay cho thấy, sự phát triển kinh tế hộ
phi nông nghiệp trong nông thôn Việt Nam còn mới mẻ.Sự đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước vào tỉnh còn hạn chế, dẫn đến sự thiếu đa dạng trong các hoạt động kinh tế, điều này gây khó khăn cho việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực yếu kém chưa được đào tạo, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cũng là một trong những khó khăn hiện nay của tỉnh.
Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trở thành nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu lao động, mở ra cho tỉnh nhà những hướng đi mới, thu hút nguồn đầu tư, đưa nền kinh tế đi lên những bước tiến vượt bậc hơn.
Bảng 2.1: Ngành muốn đăng ký học
|
Tần suất |
Phần trăm |
Phần trăm luỹ tiến |
Ngành nông nghiệp |
427 |
60.0 |
50.3 |
Ngành phi nông nghiệp |
285 |
40.0 |
100.0 |
Tổng |
712 |
100 |
|
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)
Kết quả khảo sát cho thấy, người lao động có nhu cầu học các ngành nông nghiệp cao, đạt tỷ lệ 60%. Ngành phi nông nghiệp còn đang là sự lựa chọn khá mới mẻ và dè dặt đối với người lao động, chiếm tỷ lệ thấp hơn, 40%. Có thể lý giải điều này qua thực tiễn đời sống kinh tế của người lao động nông thôn ở tỉnh. Một số nguyên nhân được xác định như sau:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp vốn từ lâu đã gắn bó với đời sống của các hộ gia đình. Tính sẵn có các nguồn lực như đất đai, công cụ sản xuất, kinh nghiệm, v.v phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ khi học nghề, là thường có xu hướng nghiên về các ngành nghề nông nghiệp.
Hơn nữa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương còn chậm, những
nghề phi nông nghiệp chưa phát triển mạnh. Các ngành như: dịch vụ, du lịch, thương mại, v.v còn đang thiếu nguồn đầu tư và trong tình trạng “đóng băng”, không có chiều hướng tích cực.
Vấn đề giải quyết việc làm cho
ngành nghề phi nông nghiệp đang là trăn trở lớn. Cơ hội tìm kiếm việc làm thấp, thứ nhất, người lao động gặp khó trong việc tự tạo việc làm, thứ hai, họ không đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lại không nhiều nên phương án giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn.
Theo Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, chỉ tiêu
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo nhóm nghề đào tạo được tập trung theo hướng đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu đào tạo cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Đắk Nông theo các nhóm nghề
Chỉ tiêu đào tạo |
Năm 2010 |
Giai đoạn
2011 - 2015 |
Giai đoạn
2016 - 2020 |
Tổng |
Phục vụ sản xuất nông nghiệp. |
4.256 |
10.000 |
12.000 |
26.256 |
Phục vụ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, cung ứng cho các doanh nghiệp, XKLĐ, v.v. |
2.304 |
15.000 |
18.000 |
35.304 |
Trong năm 2013, toàn tỉnh Đắk Nông đã tổ chức tuyển sinh hơn 2.000 lao động nông thôn, trong đó dạy nghề phi nông nghiệp chiếm gần 60%, nghề nông nghiệp chiếm hơn 40%. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu như may dân dụng, may công nghiệp, dệt thổ cẩm, sửa chữa máy móc nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây công nghiệp, chăn nuôi, thú y, v.v.
Bảng 2.3: Mong muốn học ngành phi nông nghiệp
|
n |
% cột |
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy vi tính |
148 |
45.7% |
Cắm hoa |
22 |
6.8% |
Nấu ăn |
22 |
6.8% |
Tin học căn bản |
88 |
27.2% |
Điện dân dụng |
193 |
59.6% |
May dân dụng |
83 |
25.6% |
May công nghiệp |
175 |
54.0% |
Trang điểm |
22 |
6.8% |
Cắt gọt kim loại |
52 |
16.0% |
Tổng |
324 |
248.5% |
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)
Bảng 2.3 thể hiện các
ngành phi nông nghiệp mà người lao động tham gia khảo sát mong muốn được học nghề. Các nhóm ngành có tỷ lệ mong muốn cao gồm có: Điện dân dụng chiếm tỷ lệ lượt chọn cao nhất (59,6%), kế đến là ngành may công nghiệp (54%) và cuối cùng là kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính (45,7%). Các ngành như cắm hoa, nấu ăn, trang điểm chiếm tỷ lệ lựa chọn rất thấp, dưới 10%.Có thể nhận thấy, các nhóm ngành dịch vụ không được lựa chọn cao. Các ngành có tính chất gần gũi với đời sống sinh hoạt, sản xuất thường ngày của người dân được ưu tiên hơn.
Nhìn chung, việc đẩy mạnh
đào tạo các ngành nghề phi nông nghiệp ở một tỉnh mới như Đắk Nông, với điều kiện địa lý không thuận lợi, văn hóa dân tộc đa dạng, kinh tế còn chậm phát triển là điều không đơn giản. Chính sách đào tạo nghề đòi hỏi một quá trình thực hiện lâu dài. Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia còn phải đáp ứng hiệu quả được nhu cầu của người dân, phù hợp với văn hóa, lối sống, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương.
3. Đề xuất giải pháp
Trước thực trạng muôn vàn khó khăn đó, những trăn trở về một
mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp hiệu quả được đặt ra, bởi vai trò của ngành kinh tế này đối với sự phát triển và đổi mới tỉnh Đắk Nông là vô cùng quan trọng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn là mục tiêu chủ chốt trong chính sách đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian tới.
Dựa trên tình hình thực tiễn và các lý luận khoa học, một số đề xuất nhằm giải quyết vấn đề trên được nhóm nghiên cứu đưa ra như sau:
- Trong hoạch định chính sách cũng như xây dựng
mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông, luôn chú ý đến các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề trong hộ, bao gồm:
+
Nhân tố nội tại của hộ nông dân: Tiềm lực về vốn, đất đai, thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, kinh tế sẵn có, trình độ năng lực chuyên môn.
+
Thị trường: Yêu cầu của thị trường về sản phẩm tạo ra, nhu cầu phát triển ra sao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nghề.
+
Địa lý: Các yếu tố về địa hình, đất đai, vị trí địa lý, tài nguyên, khí hậu, v.v ảnh hưởng đến việc phát triển các ngành nghề kinh tế của một địa phương. Điều này tác động đến công tác đào tạo nghề của địa phương đó.
+
Chính sách: Mục tiêu, đường lối hoạch định của các chính sách ảnh hưởng quyết định đến công tác đào tạo nghề. Chính sách phải đảm bảo tính chiến lược, thực tiễn và cụ thể cho từng địa phương, đối tượng, v.v.
+
Cộng đồng xã hội: Đó là các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, truyền thống của cộng đồng gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển ngành nghề ở nông thôn.
- Phát huy vai trò của Đảng và Nhà nước ta vào công cuộc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Gắn kết nhu cầu học nghề của người dân với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo nghềphù hợp, hiệu quả.Thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ, giải quyết việc làm tại chỗ. Tăng cường công tác kiểm tra, thường xuyên rà soát tình hình biến động, giám sát để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, khắc phục hạn chế trong quá trình triển khai Đề án.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác
dạy nghề cho lao động nông thôn, nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về vai trò quan trọng của đào tạo nghề cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người. Thực hiện tư vấn học nghề, lựa chọn ngành nghề, việc làm, v.v cho người lao động ở khu vực nông thôn.
- Đẩy mạnh các chính sách thu hút đầu tư, huy động lồng ghép các nguồn lực, tạo mọi điều kiện, ưu đãi cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh được phát triển trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng đẩy mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp.
- Có chính sách duy trì, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. Có những giải pháp trong việc xây dựng các tuyến điểm du lịch làng nghề, khu làng tổng hợp các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan đát, v.v của các dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo công việc cho người lao động. Đây là một nhóm ngành nghề phi dịch vụ đầy tiềm năng mà tỉnh Đắk Nông cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ, ưu đãi cho các cơ sở, đơn vị đào tạo nghề ngoài công lập được phát triển, nâng cao chất lượng dạy và học. Huy động nhiều thành phần xã hội tham gia dạy nghề; tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp trong công tác
đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo; tiến tới thực hiện hợp đồng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề .
Kết luận
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là nhiệm vụ, là trọng trách mà các cấp, ban ngành và chính mỗi công dân cần ý thức rõ ràng để đồng tâm thực hiện tốt chủ trương này. Những năm qua, công tác đào tạo nghề đã mang lại nhiều thành tựu đáng mừng, người dân được nâng cao trình độ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Theo xu thế phát triển chung của một quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Việt Nam thì các ngành nghề phi nông nghiệp trở thành mối quan tâm lớn, hỗ trợ tích cực cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp (ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, máy móc vào sản xuất, v.v), đồng thời cho thấy một hướng đi tích cực góp phần giải quyết bài toán tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Những khó khăn đối với
mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn ở tỉnh Đắk Nông là không ít. Các nhóm giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở khoa học cũng như quá trình nghiên cứu thực tiễn. Với tất cả sự mong đợi, nghiên cứu hi vọng góp một phần nhỏ vàocông tác đào tạo nghề nói riêng và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Đắk Nông nói chung.