Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực ảnh hưởng đến việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành kinh tế và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang. Phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH, những năm qua An Giang đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng lao động ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, thủy sản, lao động ngành công nghiệp, xây dựng ít biến động. Trong giai đoạn 2010-2014, bình quân mỗi năm, ngành thương mại tăng 2.380 lao động. Năng suất thương mại cao gấp 1.6 lần so với năng suất ngành công nghiệp và gấp 3 lần so với ngành nông nghiệp[1].
Bảng 1: Cơ cấu lao động tỉnh An Giang
Nội dung |
2010 |
2014 |
||
Số lượng (người) |
Tỷ trọng |
Số lượng |
Tỷ trọng |
|
Nông, lâm, thuỷ sản |
968.138 |
80.17 |
942.880 |
79.13 |
Công nghiệp, xây dựng |
40.194 |
3.33 |
39.758 |
3.34 |
Thương mại, dịch vụ |
199.307 |
16.5 |
208.829 |
17.53 |
Tổng số |
1.207.639 |
100 |
1.191.467 |
100 |
Nguồn: Niên giám Thống kê 2014 tỉnh An Giang
Nxb. Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2015
Về quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực phân theo khu vực sống: Theo khảo sát của đề tài, cơ cấu nguồn nhân lực KHCN trong các ngành kinh tế tỉnh An Giang có sự khác biệt giữa các khu vực. Nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị với tỷ lệ 59.2%, 32.1% ở khu vực nông thôn, 8.7% ở khu vực miền núi. Có thể thấy, nguồn nhân lực KHCN trong các ngành kinh tế tỉnh An Giang đã và đang có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng phát triển chung của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển vừa chậm vừa yếu, nhất là thị trường nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa có sức mua thấp. Cơ cấu nhân lực KHCN ở nông thôn chuyển dịch chậm và chất lượng thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực tỉnh An Giang phân theo khu vực sống
|
Tần suất |
Phần trăm |
Thành thị |
197 |
59.2 |
Nông thôn |
107 |
32.1 |
Miền núi |
29 |
8.7 |
Tổng số |
333 |
100 |
Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2015
Tuy số lượng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế tăng qua các năm nhưng nhiều lĩnh vực kinh tế của tỉnh An Giang đang thiếu một lượng lớn nguồn nhân lực KHCN để phát triển như du lịch, y tế,… Như vậy, có thể thấy dù là tỉnh có quy mô dân số cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 trong cả nước với kết cấu dân số trẻ và số người trong độ tuổi lao động chiến tỷ lệ khá cao nhưng quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực chưa thực sự là nền tảng tốt cho sự phát triển nguồn nhân lực KHCN chất lượng cao trong các ngành kinh tế của tỉnh An Giang.
Nguồn tin: Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ
TIN MỚI
CÁC TIN KHÁC