Thực trạng nguồn nhân lực KHCN khoa học xã hội và nhân văn

Thứ sáu - 05/02/2016 10:30

Nguồn nhân lực khoa học khoa học xã hội nhân văn (ảnh minh họa)

Nguồn nhân lực khoa học khoa học xã hội nhân văn (ảnh minh họa)
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH và NV hiện nay góp phần hình thành con người và nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể của xã hội...
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước Đảng ta luôn coi lĩnh vực KHXH&NV là công cụ sắc bén trong đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp tư duy, xây dựng ý thức xã hội và nhân cách con người XHCN. Đặc biệt, trong công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH thì nguồn nhân lực KHXH&NV càng giữ vai trò quan trọng. Đảng ta luôn quan tâm đến việc nghiên cứu KHXH và NV vì nó là cơ sở tư tưởng chỉ đạo phương hướng phát triển xã hội; là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng; là cơ sở khoa học để hoạch định chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trên con đường đi lên CNXH, v.v. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH và NV hiện nay góp phần hình thành con người và nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể của xã hội, có trình độ học vấn mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực KHXH&NV nước ta nói chung và tỉnh An Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

Về số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH và NV:


An Giang có nguồn lao động dồi dào (năm 2014 là 2.155.757người ) đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH tỉnh nói riêng và CNH - HĐH đất nước nói chung. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực khoa học quản lý, xã hội và nhân văn còn nhiều bất cập về chất lượng cũng như số lượng. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH&NV tập trung nhiều ở khu vực thành thị, ngược lại ở nông thôn thì số lượng này quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. 
 

Phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH và NV


Việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN lĩnh vực KHXH&NV là điều cần thiết, đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Xem thêm: Thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học y, dược tỉnh An Giang

Theo kết quả khảo sát của đề tài về đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh An Giang hiện nay cho thấy: Quan điểm đa số làm trái ngành nghề được đào tạo chiếm đến 91,0% theo đánh giá của đội ngũ làm công tác quản lý; NNL chất lượng cao tập trung ở khu vực thành thị chiếm 5,9% lượt chọn; NNL chất lượng cao tập trung đông ở khu vực CN - DV chiếm 4,5% lượt chọn; Chưa phát huy được sở trường của mình chiếm 4,1% lượt chọn; quan điểm chưa thu hút NNL KHCN về khu vực nông thôn, miền núi chiếm 2,4% lượt chọn; Chưa phát huy được vai trò và NNL KHCN về khu vực dân tộc thiểu số chỉ chiếm 1,0% lượt chọn; Còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chiếm 1,0% lượt chọn. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh còn chưa hiệu quả, nhất là việc NNL làm trái nghề được đào tạo còn rất lớn.


Dự báo nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực KHXH và NV:


Tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn tập trung vào các định hướng sau:

Nghiên cứu đẩy mạnh cải cách hành chính; Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn nhằm đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, hành chính, định hướng chiến lược hình thành, phát triển hiệu quả.

Xem thêm: Nguồn nhân lực KHCN tỉnh An Giang, tầm nhìn 2030

 Nghiên cứu về sự phát triển của nền kinh tế tri thức, về sự đóng góp, phát triển của khoa học và công nghệ, tác động đến quá trình và định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2030 và những giai đoạn tiếp theo.

Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển văn hóa, dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển các giá trị tinh thần, phục vụ giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đồng thời phục vụ xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý, phát triển các lĩnh vực khoa học nói chung và lĩnh vực KHXH&NV nói riêng.    

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
1. Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Quyết định số 1873/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2013 về Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện năm 2013 chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Ging giai đoạn 2011 - 2020 của Ủy ban Nhân dân tỉnh

3. Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về phê duyệt “Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015”

4. Quyết định số 1442/QĐ-UBND, ngày 23/7/2015 phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020.An Giang.

5. Hồ Việt Hiệp, Báo cáo Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Cổng thông tin điện tử An Giang.

6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”, xuất bản tại Pari, 1975.

7. Trường Đại học Công nghiệp (2009), Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, (Báo cáo tham luận hội nghị), tháng 12/2009.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây