Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, do đó liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chống trở thành xu thế lựạ chọn cho các bạn trẻ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì? Ra trường làm gì?.
Kỹ sư Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô,…
Ngoài ra, những trường có truyền thống lâu năm về đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ,… sinh viên còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho một kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong tương lai.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ra trường làm gì?
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, thói quen đi lại của con người cũng được thay đổi, thì ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao. Do đó, sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;...
Tốt nghiệp ngành công nghệ ô tô là kỹ thuật viên có khả năng làm việc ở các vị trí sau:
– Tại các cơ sở lắp ráp ô tô: Làm việc tại một vị trí cụ thể, trưởng dây chuyền lắp ráp, giám sát quá trình lắp ráp, giám sát chất lượng ô tô…; tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành ô tô: làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, đào tạo kỹ thuật viên bậc dưới tại cơ sở…; tại các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô: kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm…; tại các cơ sở kinh doanh ô tô và phụ tùng: cố vấn bán hàng, cố vấn dịch vụ, nhân viên bán hàng…; tại các cơ sở đào tạo nghề: hướng dẫn thực hành, thực tập; làm tổ trưởng tổ sản xuất hoặc các phân xưởng tại các nhà máy về lắp ráp, bảo dưởng ô tô; có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
- Đối tượng tuyển sinh: TS tốt nghiệp THPT, BTTH, TCCN và tương đương.
- Môn thi: Toán, Cơ sở ngành, Chuyên ngành (Miễn thi đối với TS đã tốt nghiệp đại học)
- Thời gian đào tạo: 20-30 tháng.
- Văn bằng: Cử nhân, kỹ sư quốc gia (được thi thạc sỹ, tiến sỹ).
- Địa điểm phát, nhận hồ sơ và học:
+ Phòng 207G, số 207 An Dương Vương, P. 8, Q. 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3950 5204 - 3853 9517 - DĐ: 0913 610 196 (Ms. Hiền)
+ Số 207/3 Hồ Học Lãm, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6269 7600 - 6269 7608 - DĐ: 0972 965 079 (Ms. Hoa)
- Phát và nhận hồ sơ đến 01/8/2016 (thi tuyển ngày 04 và 05/8/2016)./.
