Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình đào tạo nghề nông nghiệp tỉnh Đăk Nông

Thứ tư - 18/05/2016 09:31
ảnh minh họa
ảnh minh họa
Đào tạo nghề nông nghiệp - Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ xây dựng chương trình hành động. Một trong nội dung quan trọng của chương trình là đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là đề án 1956). Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mỗi tỉnh/thành phố ban hành Quyết định phê duyệt đề án. Tại tỉnh Đắk Nông, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”. Theo đó chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 là 31.560 người (năm 2010: 6.560 người, giai đoạn 2011-2015: 25.000 người), trong đó chủ yếu là dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng[1]. Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa sát với mục tiêu đề ra, nhiều cơ sở đào tạo nghề cho người lao động nông thôn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tiếp theo là việc làm cần thiếp. Trong phạm vi báo cáo của tham luận tập trung vào đề xuất mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động nông thôn theo đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

1. Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Nông:

Theo số liệu điều tra, khảo sát của đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình, chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” do Học viện Kinh tế - Năng lượng thực hiện năm 2015 cho thấy, các cơ sở đào tạo đảm nhiệm chức năng đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng được thực hiện tại: Trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, hợp tác xã.
Tại thời điểm khảo sát: Trường Trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gồm Trường Trung cấp nghề Đắk Nông, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Phương Nam; Trung tâm dạy nghề gồm Trung tâm Dạy nghề Đắk Nông, Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk R'lấp, Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Song (nằm trong Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Song), Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Mil (đang xây dựng, tạm thời nằm trong Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đắk Mil), Trung tâm Dạy nghề huyện Đắk Glong, Trung tâm Dạy nghề huyện Krông Nô, Trung tâm Dạy nghề huyện Cư Jút, Trung tâm Dạy nghề Tư thục Gia Nghĩa, Trung tâm Dạy nghề Tư thục Đại Lợi, Trung tâm Dạy nghề Nhân Ái, Trung tâm Dạy nghề Trường Phước, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp; Hợp tác xã 18/4 Đắk Nông.
Theo bảng kết quả dự báo cung - cầu nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông đến 2020[2] cho thấy số lượng lao động tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp các năm luôn cao hơn lĩnh vực phi nông nghiệp, cụ thể: năm 2015 là 172.500 người hoạt động kinh tế nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 66%), số người tham gia hoạt động kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ) là 88.500 người (chiếm tỷ lệ 34%). Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ lao động tham gia hoạt động kinh tế nông nghiệp 59%, phi nông nghiệp 41%. Kết quả dự báo hoàn toàn phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông, mặc dù là tỉnh thuần nông nghiệp nhưng định hướng luôn phấn đấu giảm tỷ lệ phần trăm người lao động nông nghiệp và tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, thiết nghĩ việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn là việc làm ưu tiên, có tầm ảnh hưởng mạnh đến các bước thực hiện các giải pháp khác trong tương lai.
Như đã được đề cập trên, người lao động tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần 70% nhưng năng suất lao động gia tăng thấp so với ngành kinh tế khác. Nguyên nhân chính là do lao động khu vực nông thôn chưa được đào tạo nghề một cách bài bản mà thay vào đó họ làm theo kinh nghiệm và rất ít thay đổi phương thức canh tác sản xuất. Vì vậy việc triển khai thực hiện đào tạo nghề theo đề án 1956 đã thu hút rất nhiều lao động nông thôn tham gia học nghề.

2. Mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông:

- Đối tượng học nghề:
 Đối tượng được hỗ trợ học nghề lao động ở khu vực nông thôn và lao động làm nông nghiệp ở các thị trấn trong độ tuổi lao động, kể cả lao động là người tàn tật còn khả năng lao động (từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi đối với nam), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề có nhu cầu học, sau khi kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng trung cấp nghề; trong đó ưu tiên hỗ trợ theo thứ tự như sau:
            + Nhóm đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.
            + Nhóm đối tượng 2: Người thuộc hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (sau đây gọi là hộ cận nghèo), danh sách hộ nghèo, cận nghèo phải có tên trong danh sách quản lý và được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận.
            + Nhóm đối tượng 3: Lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề (không thuộc nhóm đối tượng 1 và 2).
- Kinh phí hỗ trợ học nghề:
            + Hỗ trợ cơ sở dạy nghề thực hiện hợp đồng đào tạo: Hỗ trợ cơ sở đào tạo nghề theo số học viên thực tế học nghề trình độ sơ cấp theo từng nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định mức hỗ trợ chi phí học nghề của từng năm cho phù hợp với giá cả và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
            + Hỗ trợ cho người tham gia học nghề: Được hỗ trợ theo chính sách của Trung ương; Hỗ trợ theo chính sách của địa phương: như học viên thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, học sơ cấp nghề, học nghề dưới 3 tháng được hỗ trợ tiền ăn mức 15.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng tại địa phương, v.v.
- Hình thức đào tạo nghề: tại trung tâm dạy nghề, cơ sở của doanh nghiệp, tại nhà văn hoá địa phương, tại địa bàn sản xuất. Gần đây hình thức lưu động (tại nhà văn hoá địa phương, tại địa bàn sản xuất) mang lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động địa phương tham gia học nghề.
  - Nguyện vọng của người học nghề:
            Khi được khảo sát về nguyện vọng ngành muốn đăng ký học có 63% chọn ngành nông nghiệp là ngành học có nguyện vọng học nghề, ngành phi nông nghiệp chiếm 37%. Kết quả trên được lý giải nhiều nguyên nhân như ngành nghề nông nghiệp gắn liền với cuộc sống sản xuất của người dân và có nguyện muốn tăng năng suất trong trồng trọt nông nghiệp. Bên cạnh đó, sau khi được học nghề nông nghiệp người dân có khả năng tự tạo việc làm (80%) tại gia đình. Còn ngành phi nông nghiệp vấn đề  việc làm sau khi học nghề còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng không xin được việc làm còn cao.
            Nguyện vọng của người dân là như vậy, trên thực tế việc mở lớp đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề phải theo chỉ tiêu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông, theo chỉ tiêu thì tỷ lệ học viên học nghề phi nông nghiệp phải đạt 80%, còn lại 20% là nông nghiệp. Vì vậy, tình trạng ngành học phi nông nghiệp mở ra không đủ người đăng ký để mở lớp và ngược lại có ngành học nông nghiệp nhiều người đăng ký thì vượt chỉ tiêu nên phải đợi các đợt sau. Hơn nữa, thời gian mở lớp chưa phù hợp với đặc thù việc làm vụ mùa của người dân. Khi được hỏi thời gian thích hợp nhất để người lao động tham gia học nghề ? câu trả lời phần lớn là sau tết âm lịch nhưng tại các cơ sở đào tạo nghề không thể mở lớp vào thời gian này vì phải đợi kinh phí từ trung ương.
            Kết quả khảo sát cho thấy mong muốn học nghề nông nghiệp gồm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê/cao su/hồ tiêu, Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Chăn nuôi - thú y, Dệt thổ cẩm.
Như vậy, việc lựa chọn ngành kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê/cao su/hồ tiêu (286 lượt người) chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến là chăn nuôi - thú y (279 lượt  người); tiếp sau đó là ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật (217 lượt người). Ngành dệt thổ cẩm (111 lượt người) có mức lựa chọn thấp nhất trong các ngành thuộc nông nghiệp. Việc lựa chọn ngành để học trong nông nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên của tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê; và từ lâu ngành trồng trọt cà phê đã trở thành ngành truyền thống của người dân trên địa bàn tỉnh.

3. Mô hình đề xuất đào tạo nghề nông nghiệp tại các cơ sở dạy nghề tỉnh Đắk Nông:

Ưu điểm của nguồn nhân lực tỉnh Đắk Nông là rất dồi dào, cần cù, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của một bộ phận lớn lao động còn thấp, thói quen canh tác và sản xuất truyền thống rất khó thay đổi đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, gây khó khăn cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Phần lớn số lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn ít, nên một thách thức lớn đặt ra cho phát triển nguồn nhân lực là phải tạo ra số lượng việc làm trong các ngành phi nông nghiệp đủ lớn, có sức hấp dẫn để rút bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp để hình thành một đội ngũ công nhân nông nghiệp kỹ thuật cao, lao động dịch vụ nông nghiệp, và lao động trong một số ngành sản xuất phi nông nghiệp… Thiết nghĩ, để đạt được mục tiêu nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo địa phương cần triển khai mô hình đào tạo nghề dành riêng cho người lao động thuộc vùng chuyên canh, lao động thuần nông:
- Đối với lao động trong các vùng chuyên canh:
Mô hình đề xuất 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với trung tâm kỹ thuật của công ty/tổng công ty trong hoặc ngoài tỉnh tổ chức các khoá giáo dục nghề nghiệp cho người lao động ở vùng chuyên canh. Thời gian tổ chức các khoá đào tạo căn cứ theo quy trình (từng khâu) canh tác cây trồng, vật nuôi và có đánh giá kết quả định kỳ.
 Mô hình đề xuất 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - hướng nghiệp (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, hợp tác xã, trường dạy nghề…) tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho học viên. Trong quá trình thực hiện có sự liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
  - Đối với lao động thuần nông:
Mô hình đề xuất 1: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ…) tổ chức dạy nghề cho các hội viên.
 Mô hình đề xuất 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - hướng nghiệp (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, hợp tác xã, trường dạy nghề…) tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho học viên manh truc.
4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề:
 Để đạt được kết quả cao trong công tác đào tạo nghề, thiết nghĩ cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cấp, ngành có liên quan trong việc thực hiện triển khai triệt để các giải pháp, cụ thể:
 Thứ nhất, hoàn thành phổ cập giáo dục ở bậc trung học cơ sở.
 Thứ hai, trong nội dung đào tạo chuyên môn, các kiến thức thực tế phải luôn được cập nhật và tăng thời gian thực hành.
Thứ ba, nội dung đào tạo lao động cần chú ý đến sự hiểu biết của học viên về Luật pháp, Luật Lao động, quan hệ lao động, kỷ luật lao động…
Thứ tư, cần đưa cả kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy, giúp họ có được tác phong làm việc nghiêm túc, tuân thủ kỷ luật lao động và có khả năng làm việc nhóm.
Thứ năm, cần xây dựng mạng lưới các trường dạy nghề rộng khắp, bao phủ tới các địa phương.
Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ bảy, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề.
 
 

[1] Phụ lục số 3 (Kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”).
[2] Phụ lục số 1 (Kèm theo Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”).

Tag: manh truc, man sao tre truc, manh che nang, gia manh tre

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây