Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nhiều vấn đề gặp phải trong quá trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cho nên việc đúc kết kinh nghiệm từ xây dựng mô hình đào tạo trên thế giới là việc làm cần thiết. Đắk Nông là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập cũng rất cần kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các tỉnh/thành phố trong cả nước về
công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt người lao động ở khu vực nông thôn.
2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Hậu Giang:
Công tác dự báo nhu cầu việc làm thị trường giao trực tiếp cho các cơ sở tạo việc làm,
ngành nghề được đào tạo nhất quyết phải được dự báo việc làm sau khi đào tạo, còn không thì sẽ không được mở lớp
đào tạo nghề. Đây là điểm mới trong công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, bởi vì việc dự báo việc làm không phải là trách nhiệm của cán bộ quản lý đào tạo nghề mà thay vào đó phải do cơ sở tạo việc làm đảm nhận, đảm bảo đúng chuyên môn cũng như tính cập nhật về nhu cầu thị trường lao động.
Để chương trình dự án được vận hành một cách thuận lợi, không thể thiếu được vai trò nòng cốt của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hẳn việc
đào tạo nghề nông nghiệp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Người lao động được quyền chọn học ngành nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, tuỳ theo năng lực của cá nhân và sau khi học nghề sẽ kiếm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Hiện tại, các
cơ sở đào tạo nghề liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cùng nhau giải quyết việc làm cho người lao động. Trong thời gian học nghề
manh tre truc, học viên vừa được đào tạo về lý thuyết vừa đào tạo về thực hành, nhờ vậy mà kiến thức nghề cũng như trình độ tay nghề nâng cao, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo đánh giá của doanh nghiệp, khi tuyển dụng người học nghề từ các cơ sở
đào tạo nghề của tỉnh Hậu Giang, họ mất thời gian rất ngắn để đào tạo, bồi dưỡng thêm chuyên môn cho người lao động. Do việc làm quen với thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất ngay từ đầu, không mấy xa lạ với người lao động, chất lượng nguồn lao động từ việc học nghề được tăng lên.
2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Đắk Lắk:
Trong quá trình triển khai
đào tạo nghề, tỉnh Đắk Lắk mạnh dạn thí điểm một số mô hình tiêu biểu dạy nghề cho lao động nông thôn gồm các nghề: xây dựng dân dụng, sửa chữa xe gắn máy, mây tre đan kỹ nghệ... Điển hình là mô hình trồng và khai thác nấm ở Trung tâm dạy nghề huyện Krông Ana. Do không cần đòi hỏi cao về trình độ lại đơn giản dễ áp dụng vào thực tế, kinh phí đầu tư không lớn, dễ chăm sóc, quản lý tại hộ gia đình nên các đối tượng tham gia học nghề đông và thu nhập bình quân 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại mô hình đang được nhân rộng và đã được một số tỉnh thành đến học hỏi kinh nghiệm để triển khai. Bên cạnh đó, tỉnh cũng rất chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở dạy nghề.
Đến nay, các
cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn ở trình độ sơ cấp nghề (chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp và chương trình, giáo trình dạy nghề phi nông nghiệp), trong đó chú trọng đến những nghề có thế mạnh, truyền thống của địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tạo việc làm sau đào tạo. Trên thực tế, giải quyết tốt vấn đề đào tạo nghề và việc làm cho người lao động, cần có sự đánh giá nhu cầu của người học và yêu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên đánh giá để đảm bảo tính cập nhật được sự biến đổi và xây dựng kế hoạch đào tạo kịp thời, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Bên cạnh đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, điều hành. Đồng thời, qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ, công chức xã từng bước được chuẩn hóa theo yêu cầu vị trí, chức năng, nhiệm vụ góp phần bổ sung, kiện toàn bộ máy cấp xã để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới.
2.3. Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Gia Lai:
Để người lao động có cơ hội thực hành và tìm việc làm ngay phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo, thời gian thực hành nhiều hơn, đặc biệt là đào tạo theo hình thức lưu động (xuống tận địa bàn để giảng dạy hoặc ở nhà văn hoá của địa phương). Hình thức này rất phù hợp với đặc thù là người lao động ở nông thôn và đồng bào dân tộc trình độ học vấn, tay nghề thấp nên phương pháp truyền đạt được lựa chọn là kèm cặp, “cầm tay chỉ việc”, học đến đâu thực hành ngay đến đó dưới sự hướng dẫn của các giáo viên có kinh nghiệm, trình độ tay nghề và hiểu biết phong tục tập quán của đồng bào. Cách làm này vừa đỡ tốn kinh phí, vừa giúp người học nắm bắt nhanh nội dung bài giảng. Cuối khoá học đều có kiểm tra tay nghề
màn sáo và cấp chứng chỉ.
Bằng những phương pháp trên, mặc dù mới làm thí điểm nhưng đã đào tạo được khá nhiều nghề cho người lao động và giải quyết việc làm mới tại các cơ sở doanh nghiệp mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã liên kết đào tạo. Những kết quả trên đã tác động tích cực đến công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phương thức canh tác sản xuất mới, tạo bước chuyển biến tích cực trong ý thức học nghề , lập nghiệp, khắc phục được tập quán du canh, du cư, phát rừng, đốt rẫy, chọc tỉa... Nhiều hộ là người dân tộc thiểu số có con em đi học đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xây dựng cuộc sống ấm no và ổn định tình hình an ninh chính trị ở địa phương.
2.4. Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Đồng Nai:
Bài học kinh nghiệm rút ra từ
mô hình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn tỉnh Đồng Nai là:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân lao động, hộ nghèo về các chính sách, dự án, chương trình của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý hộ thuộc đối tượng chính sách (hộ nghèo, gia đình liệt sỹ, người có công...); Phổ biến, tuyên truyền người dân lao động nông thôn đăng ký học nghề thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Thứ hai, huy động các doanh nghiệp thành lập
cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
Thứ ba, phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng chính sách giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp, thông qua chương trình giáo viên dạy nghề và học sinh thực tập sản xuất tại doanh nghiệp, giúp cho giáo viên tiếp cận thiết bị công nghệ mới để thường xuyên đổi mới về nội dung và phương pháp, cập nhật kiến thức và kỹ năng, cải tiến chương trình đào tạo, xây dựng
chương trình dạy nghề theo mô đun, đánh giá chất lượng đào tạo nghề.
Thứ tư, có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho học sinh cũng như đảm bảo chất lượng
đào tạo online theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động.
3. Bài học rút ra cho tỉnh Đắk Nông:
Đối với tỉnh thuần nông nghiệp như Đắk Nông, do đặc thù về điều kiện tự nhiên - kinh tế - văn hoá - giáo dục đã quy định một phần về
chương trình dạy nghề cũng như quan niệm về học nghề của người dân. Thiết nghĩ, giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông cần tập trung:
(i) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân lao động, hộ nghèo về các chính sách, dự án, chương trình của Nhà nước liên quan đến công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để người dân nắm được thông tin đầy đủ, chính xác về các chủ trương, chính sách của Nhà nước;
(ii) Huy động các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có tay nghề phù hợp với công nghệ sản xuất, đồng thời gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp khóa học, khắc phục tình trạng thiết bị dạy nghề thực hành tại đơn vị dạy nghề được đầu tư không theo kịp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;
(iii) Phối hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp xây dựng chính sách giữa Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp;
(iv) có kế hoạch phối hợp phân luồng học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp vào các trường nghề, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra cho học viên cũng như đảm bảo chất lượng đào tạo theo nhu cầu thị trường sử dụng lao động./.