Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đắk Nông là tỉnh có
nguồn nhân lực dồi dào với số dân nông thôn chiếm tỷ lệ cao 85,05%, lao động qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật còn ít, vốn sản xuất kinh doanh hạn chế, đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn. Có thể nói,
chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nhiệm vụ chủ chốt, cơ bản, cơ sở cho giải quyết các vấn đề đang tồn tại ở tỉnh, là điều kiện tiên quyết để tiến đến xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian qua Đắk Nông đã tích cực triển khai thực hiện các chương trình, chính sách theo chủ trương của Nhà nước và đạt được nhiều thành quả nhất định. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh đã và đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, hạn chế nảy sinh, cản trở quá trình triển khai công tác.
1. Những thuận lợi trong công tác đào tạo nghề:
- Công tác dạy nghề tiếp tục được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành ở trung ương, sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo triển khai thực hiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, v.v. đạt được nhiều kết quả khả quan góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
- Nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh.
-
Mô hình dạy nghề lưu động được áp dụng rộng rãi ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Krông Nô, Đắk Mil, Đắk R’lấp mang lại hiệu quả. Người học nghề đã tiếp cận, phổ biến được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, tiếp cận được khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống.
- Hệ thống các
cơ sở đào tạo nghề, giải quyết việc làm từng bước đáp ứng yêu cầu, cơ cấu và các loại hình đào tạo nghề ngày càng đa dạng; một số
mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn được đưa vào thí điểm, tạo cơ sở để tiếp tục triển khai nhân rộng trong thời gian tới; các hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề được chính quyền quan tâm.
- Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục được triển khai thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển sinh trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm:
Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tỉnh Đăk Nông
Đắk Nông là một trong những địa phương được đánh giá tiêu biểu trong hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra của các chính sách đào tạo nghề của Chính phủ. Những năm qua, với những cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ,
Đắk Nông đã gặt hái được nhiều thành quả trong công tác này. Thực hiện khảo sát đánh giá về tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua, các cán bộ tham gia khảo sát nhận định như sau:
Bảng 1: Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
ở tỉnh Đắk Nông
|
Tần suất |
Phần trăm |
Phần trăm lũy tiến |
Hiệu quả |
57 |
79.2 |
79.2 |
Bình thường |
1 |
1.4 |
80.6 |
Không hiệu quả |
14 |
19.4 |
100.0 |
Tổng |
72 |
100.0 |
|
(Nguồn: Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra đợt 1)
Bảng 1 cho thấy,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh được các cán bộ quản lý, chủ cơ sở đánh giá ở mức hiệu quả chiếm tỷ lệ cao, gần 80% người đồng tình với ý kiến này. Chỉ có khoảng 20% người tham gia trả lời khảo sát đánh giá ở mức “bình thường” cho đến “không hiệu quả”. Nhìn chung, công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đắk Nông cơ bản đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện tinh thần nỗ lực và cố gắng của cả một tập thể cán bộ và nhân dân.
Giai đoạn 2006 - 2009, tổng số người được học nghề là 17.020 người (dạy nghề chương trình Mục tiêu quốc gia 10.062 người; dạy nghề sơ cấp và thường xuyên theo hình thức xã hội hoá 6.958 người)
[1]. Giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu ngày càng khắc khe đối với nguồn lao động, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đắk Nông đòi hỏi phải có những đổi mới, phương hướng phù hợp, nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Với sự hỗ trợ của Trung ương, cụ thể là sau khi
Quyết định 1956 được triển khai, những định hướng mới cho nhiệm vụ đào tạo nghề lao động nông thôn, giải quyết việc làm, phát triển nông thôn được đề ra. Cũng từ giai đoạn đó, tỉnh Đắk Nông bắt đầu có những biến chuyển mới, mang lại những khởi sắc tích cực cho
công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của tỉnh.
Bảng 2: Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động nông thôn
|
N |
% cột |
Theo đề án 1956 của Chính phủ |
72 |
100.0% |
Ngân sách của địa phương |
72 |
100.0% |
Hỗ trợ của doanh nghiệp |
40 |
55.6% |
Tổng |
72 |
255.6% |
(Nguồn: Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra đợt 1)
Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn kinh phí hỗ trợ
đào tạo nghề cho người lao động nông thôn của tỉnh Đắk Nông từ năm 2010 cho đến nay chủ yếu từ Đề án 1956 của Chính phủ và ngân sách của địa phương. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đối với công tác này còn hạn chế (chỉ có 55,6% cán bộ tham gia khảo sát lựa chọn), chưa phát huy tối đa chủ trương xã hội hóa trong chính sách đào tạo nghề của Nhà nước. Việc thu hút sự đầu tư của các tổ chức xã hội tư nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chưa đạt hiệu quả cao. Đây là một trong những điểm hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện trong những giai đoạn tiếp theo. Tính cho đến nay, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng về số lượng lẫn quy mô, có hơn 18 cơ sở đào tạo đang hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, v.v được đầu tư, đáp ứng nhu cầu dạy và học nghề, đặc biệt là ở các huyện, xã nghèo, vùng sâu vùng xa.
Sau khi Đề án 1956 được Chính phủ ra Quyết định triển khai, các tỉnh đã đề ra chính sách, phương hướng nhằm xác định cách thức tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện, bối cảnh của địa phương. Ngày 10/01/2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”. Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cũng như chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả Đề án 1956 của Chính phủ. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án và thành lập Ban Chỉ đạo các cấp; thường xuyên quan tâm phát triển, quy hoạch mạng lưới dạy nghề; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề; đào tạo, nâng cao năng lực của các cán bộ; bố trí, phân bổ kinh phí cho các hoạt động của Đề án, v.v. Cho đến nay, tất cả các huyện thuộc tỉnh và hầu hết các đơn vị cấp xã của tỉnh đều đã thành lập Ban chỉ đạo đề án 1956. Đắk Nông là một trong những địa phương tiêu biểu hoàn thành kế hoạch tốt trong các năm. Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện, Đề án 1956 đã mang lại những tác động tích cực đối với
công tác đào tạo nghề của các địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Nông.
Bảng 3: Nhận định hiệu quả của việc đào tạo nghề cho người lao động nông thôn
theo nguồn kinh phí Đề án 1956
|
Tần suất |
Phần trăm |
Phần trăm lũy tiến |
Hiệu quả |
71 |
98.6 |
98.6 |
Không hiệu quả |
1 |
1.4 |
100.0 |
Tổng |
72 |
100.0 |
|
(Nguồn: Bảng 2.16 - Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra đợt 1)
Bảng số liệu cho thấy rằng,
công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nguồn kinh phí Đề án 1956 đã đạt được hiệu quả. Hầu hết các cán bộ quản lý, chủ cơ sở tham gia khảo sát đều có nhận định chung như vậy, chiếm tỷ lệ 98,6%. Chỉ có rất ít, khoảng 1,5% người có ý kiến rằng Đề án này chưa được triển khai hiệu quả ở tỉnh. Nhìn chung, việc thực hiện
đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cơ bản đã được thực hiện đảm bảo theo quy định, đảm bảo tiến độ và mục tiêu của Đề án. Các cơ sở
đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng cấp, xây mới, một số huyện có trung tâm dạy nghề mới được xây dựng và chuẩn bị được đưa vào sử dụng như: Đắk Mil, Tuy Đức, v.v. Phương thức tổ chức đào tạo đa dạng từ đào tạo tại chỗ, tập trung cho đến tổ chức mô hình dạy nghề lưu động (ở các xã, bon, vùng sâu vùng xa, nơi cư trú của dân tộc thiểu số, v.v). Loại hình
đào tạo nghề lưu động ngay tại địa phương đang được áp dụng phổ biến theo hướng tích cực. Có thể nói, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Đắk Nông đã đạt được những kết quả ban đầu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người lao động, bước đầu mang lại những hiệu quả thiết thực, nâng cao tay nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Các
ngành nghề đào tạo cần đáp ứng được nhu cầu của người dân, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống được phát triển, có cơ hội cạnh tranh với thị trường. Nông nghiệp là ngành nghề được ưu tiên đào tạo, bởi đây là ngành tiềm năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Các ngành nghề được đào tạo chủ yếu bao gồm trồng trọt (trồng cà phê, cạo mủ cao su), sản xuất giống cây trồng, chăn nuôi, may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiêp, điện dân dụng, v.v.
Một trong những trọng tâm nổi bật, khác biệt của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 so với các chính sách, dự án trước đó về dạy nghề chính là yêu cầu cao về “đầu ra”. Học viên sau khi học nghề phải trang bị được cho bản thân những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp cũng như các kỹ năng xã hội cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Kỹ năng nắm bắt thông tin và tìm kiếm việc làm cho người lao động sau học nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề “đầu ra”. Một số người dân không có đất sản xuất, nếu chỉ đào tạo nghề nông mà không có hướng cho đào tạo phi nông nghiệp thì người lao động không ứng dụng được kết quả học của bản thân. Đối với lao động nông nghiệp, ưu tiên cho những người có đất sản xuất để sau khi hoàn thành khóa học, người lao động có thể vận dụng nghề đã được học vào sản xuất. Đảm bảo chính sách việc làm sau khi học nghề cho người lao động nông thôn là vấn đề chủ chốt được đặt ra hiện nay. Chính sách này nhằm đánh giá, kiểm tra tính hiệu quả của Đề án cũng như tránh sự lãng phí, không hiệu quả, tránh tình trạng người lao động sau khi học nghề không có việc làm, dẫn đến tâm lý chán nản, mất niềm tin, việc thu hút người dân học nghề sẽ trở nên khó khăn hơn. Thời gian qua, tỉnh đã không ngừng thực hiện các chính sách tạo việc làm cho người lao động như: hỗ trợ công cụ sản xuất, thực hiện các chế độ vay vốn, hỗ trợ vốn sản xuất ban đầu, tạo điều kiện hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất theo quy định của Chính phủ, tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm, v.v.
2. Những khó khăn trong công tác đào tạo nghề:
Trong thời gian qua bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh còn gặp những khó khăn, hạn chế sau:
- Công tác dạy nghề tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh chính vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề tác động trực tiếp đến công tác nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống và cư trú, xuất phát điểm kinh tế lại thấp, kết cấu hạ tầng hạn chế, các điều kiện tự nhiên, địa hình cũng không thuận lợi, tỉnh đã phải đối mặt với không ít những trở ngại trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như tổ chức thực hiện đào tạo nghề.
- Ở Đắk Nông,
đào tạo nghề tập trung vào đối tượng là người dân tộc thiểu số, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Nhận thức, trình độ học vấn của các nhóm đối tượng này có phần hạn chế, việc thông tin, trao đổi để người dân hiểu và nắm bắt đúng một cách đầy đủ lợi ích, quyền lợi cũng như ý nghĩa thiết thực của việc học nghề là một điều vô cùng khó khăn. Có thể nói, công tác dân vận, hiểu dân, đi sâu vào lòng dân là điều tiên quyết ở những địa phương có tính chất như vậy. Các cán bộ cấp cơ sở phải rất sâu sát, nắm bắt tâm lý, điều kiện sống của dân để có thể tiếp cận được một cách hiệu quả. Có thể nói, ở những địa bàn này, công tác tuyển sinh là một nỗi lo lớn của các nhà thực thi chính sách.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
man sao trong những năm qua dù đã được các cấp quan tâm đầu tư, tuy nhiên một số cơ sở vẫn chưa đủ nơi thực hành cho học viên. Nhiều cơ sở được xây dựng mới những chưa thể đi vào hoạt động, do thiếu nguồn cán bộ giảng dạy, thiếu cán bộ quản lý.
-
Mô hình dạy nghề lưu động được áp dụng rộng rãi ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như: Krông Nô, Đắk Mil, Đắk R’lấp. Điều kiện làm việc của giáo viên phải rất linh hoạt, tiếp cận gần với nơi ở, sinh hoạt của người dân để dạy nghề. Với điều kiện làm việc khắc nghiệt như vậy, cán bộ giảng dạy lại đang trong tình trạng thiếu trầm trọng, điều này đặt ra những trăn trở đối với các nhà hoạch định chính sách, làm sao để thu hút, đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho đội ngũ cán bộ giảng dạy là một trong những vấn đề được đặt ra hiện nay.
- Việc đảm bảo chương trình giảng dạy tốt, chất lượng, đáp ứng nguyện vọng của người dân cũng như nhu cầu của nhà tuyển dụng đã khó. Đến khâu tạo việc làm, thực hiện các kế hoạch “đầu ra” cho người học nghề lại càng khó hơn. Hiện nay, việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp ở tỉnh không có điểm khởi sắc. Phần lớn các doanh nghiệp ở tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, những lĩnh vực tiềm năng như chế biến nông sản, du lịch, v.v chưa được khai thác. Hiện nay, ở tỉnh chưa có doanh nghiệp nào có quy mô lớn và sức ảnh hưởng tiên phong trong một lĩnh vực nào đó. Đây là một trong những điểm cản trở việc giải quyết vấn đề “đầu ra” cho người học nghề.
Bảng 4: Những khó khăn trong công tác đào tạo nghề của tỉnh
|
N |
% cột |
Ý thức học nghề của người dân hạn chế |
72 |
100.0% |
Chính sách chưa đồng bộ |
49 |
68.1% |
Thị trường lao động đòi hỏi cao về năng lực, kỹ năng... |
49 |
68.1% |
Chưa có đầu ra cho người lao động sau khi học nghề |
48 |
66.7% |
Lao động không có trình độ còn nhiều |
42 |
58.3% |
Cán bộ giảng dạy hạn chế về số lượng và chất lượng |
34 |
47.2% |
Cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng được |
26 |
36.1% |
Đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn |
14 |
19.4% |
Tổng |
72 |
463.9% |
(Nguồn: Báo cáo xử lý, phân tích số liệu điều tra đợt 1)
Kết quả khảo sát của đề tài cũng cho thấy những điểm khó khăn trong công tác
đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Đắk Nông. Những chỉ báo có tỷ lệ lựa chọn cao gồm: ý thức học nghề của người dân, chính sách, yêu cầu của thị trường lao động, “đầu ra” cho người lao động. Trong đó, ý thức học nghề của người dân là một trong những nội dung có tỷ lệ lựa chọn cao (100% người đồng tình). Có thể nói, công tác tuyên truyền, vận động, thay đổi nhận thức của người dân về việc học nghề là nội dung khó khăn cần được quan tâm hàng đầu.
Từ các báo cáo thống kê, các nguồn tư liệu sẵn có, kế hoạch qua các năm của tỉnh và kết quả khảo sát của đề tài đã cho thấy được diện mạo cơ bản của công tác thực thi, triển khai các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đắk Nông. Những đánh giá, phân tích trên là điều kiện, cơ sở cho những hoạch định, phương án thiết kế
mô hình dạy nghề cho tỉnh nhằm áp dụng hiệu quả, triển khai tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Bên cạnh đó, công tác tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề gặp nhiều khó khăn bởi tâm lý chung các bậc phụ huynh học sinh vẫn còn nặng về bằng cấp, chưa sẵn sàng cho con vào học trong các trường dạy nghề.
Trước những khó khăn và hạn chế mà công tác đào tạo nghề tỉnh gặp phải cần có những giải pháp cụ thể nhằm đóng góp cho chiến lược định hướng lâu dài về công tác đào tạo nghề nói riêng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai, đẩy mạnh hình thức đào tạo lưu động, tạo tâm lý thoải mái cho người dân, thu hút người dân tham gia học nghề. Đây cũng là hình thức thông tin tuyên truyền tiết kiệm, hiệu quả.
Thứ hai, kế hoạch dạy nghề phải gắn chặt với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, liên tục cập nhật, nắm bắt điều kiện bối cảnh thực tiễn của địa phương, phù hợp với nguyện vọng và điều kiện sống của người dân.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác đánh giá, kiểm tra định kỳ, giám sát các hoạt động dạy nghề ở các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhằm kịp thời can thiệp, thay đổi khi có những vấn đề phát sinh
manh che nang.
Thứ tư, giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề chính là vấn đề quan trọng cần có kế hoạch, chương trình cụ thể. Thị trường lao động đa dạng, năng động, các doanh nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh là điều kiện cho các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp có được “đầu ra”. Vì vậy, các chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hoàn thiện cô chế “một cửa liên thông” cần được quan tâm đẩy mạnh.
Ngoài những nội dung cơ bản trên, các vấn đề về cơ sở vật chất, nâng cao năng lực giảng dạy cho các cán bộ, nghiên cứu thí điểm các mô hình đào tạo cho địa phương, v.v cũng cần được tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, đưa ra những phương án cải thiện phù hợp.
Kết luận:
Tóm lại, từ khi chia tách từ tỉnh Đắk Lắk cho đến nay, Đắk Nông đã có những chuyển biến sâu sắc về diện mạo, kết cấu hạ tầng, tình hình kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ chủ chốt, hàng đầu đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bởi nguồn lực con người được xem là yếu tố quyết định, có tính bền vững.
Chính sách đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh, triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả khả quan, người lao động được nâng cao trình độ chuyên môn, có công ăn việc làm ổn định hơn, chất lượng cuộc sống nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Đắk Nông đã phải đối mặt với không ít những khó khăn, nhận ra những điểm bất cập cần phải chỉnh sửa, khắc phục. Với điều kiện thực tiễn không thể lường trước sự thay đổi, việc định hướng, dự báo cũng như có những kế hoạch chi tiết dự trù cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn phải luôn được cập nhật, sẵn sàng cho những giai đoạn sau, đảm bảo tiến độ cũng như đạt được mục tiêu đề ra.
[1] Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020”.