Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề tỉnh Trà Vinh

Thứ hai - 22/08/2016 14:04
Sản xuất các sản phẩm từ tre gai - Làng nghề truyền thống tỉnh Trà Vinh
Sản xuất các sản phẩm từ tre gai - Làng nghề truyền thống tỉnh Trà Vinh
Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tỉnh Trà Vinh
Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện có 12 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận, trong đó có 02 làng nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp (làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, phường 4 và làng nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức) với tổng số hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề 4.716 hộ, tổng số lao động tham gia 9.596 người. Trong đó, nhóm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; nghề dệt chiếu; Đan lát - Thủ công mỹ nghệ; sản xuất rượu Xuân Thạnh; sơ chế biến thủy sản; khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản; Bánh tét Trà Cuôn ước tính tổng doanh thu đạt 325,51 tỷ đồng, với lợi nhuận trên 122,86 tỷ đồng năm 2015 và 04 làng nghề đang hoàn chỉnh thủ tục để được công nhận. Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tỉnh Trà Vinh” do Viện Nghiên cứu Kinh tế, đơn vị trực thuộc Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ chủ trì thực hiện, TS. Nguyễn Chí Tân làm chủ nhiệm đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu xây dựng mô hình cụ thể ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tỉnh Trà Vinh; định hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề phù hợp với điều kiện từng địa phương đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Thực hiện đổi mới công nghiệp nông thôn theo xu hướng chung của cả nước, kinh tế nông thôn của tỉnh Trà Vinh đã có những bước phát triển rõ rệt với tốc độ tăng trưởng khá cao, ổn định và liên tục. Đóng góp vào sự phát triển của kinh tế nông thôn của tỉnh có vai trò rất quan trọng của các ngành nghề, làng nghề với nhiều tiềm năng và lợi thế chưa khai thác hết. Với mục tiêu tập trung phát triển ngành nghề nông thôn nhằm góp phần tích cực vào phát triển du lịch và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 1307/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 25/11/2014 Ban hành Đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

    Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, bên cạnh đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề, đòi hỏi các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề phải đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một số công đoạn sản xuất phù hợp để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm để phát triển bền vững trên thị trường. Tuy nhiên, phần lớn các hộ, các cơ sở sản xuất trong các làng nghề ở tỉnh Trà Vinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu thông tin, kiến thức để hành động thích ứng với những biến đổi của thị trường, hạn chế về công nghệ nên sản phẩm cũng đơn điệu về mẫu mã, chất lượng và số lượng không ổn định. Do vậy, không đủ khả năng ký kết cung ứng những đơn hàng lớn cho giá trị kinh tế cao.     

    Trước thực trạng đó, nhu cầu đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Trà Vinh là rất lớn. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận; đồng thời góp phần hiện đại hóa làng nghề. Bên cạnh đó, để có được đầu ra ổn định thì việc cải tiến sản phẩm là vấn đề rất cần thiết. Bởi nếu sản phẩm chất lượng tốt, cộng thêm mẫu mã đẹp thì sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và việc tìm kiếm thị trường đầu ra sẽ khả thi hơn.


   Để các làng nghề phát triển, Trà Vinh cần đầu tư cơ sở hạ tầng điện, nước, đường giao thông ở các làng nghề; hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề cho lực lượng sản xuất, hỗ trợ đầu tư dây chuyền công nghệ mới phục vụ sản xuất nhằm tạo sức cạnh tranh; tập hợp những hộ sản xuất nhỏ lẻ hoặc thành lập các tổ kinh tế hợp tác, phát triển và thành lập các làng nghề mới, ngành nghề mới. Đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào bảo tồn và phát triển các làng nghề, hình thành các làng nghề mới, nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí, tính cạnh tranh cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

   Nhiều sản phẩm làng nghề mang nét đặc thù và phản ánh văn hóa của tỉnh như mô hình đồ dùng gia đình nông thôn được làm từ mây, tre, các sản  phẩm điêu khắc và một số loại thực phẩm mang nét đặc trưng của vùng như tôm cá khô, bánh tét, nước mắm rươi ... Hoạt động của các làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động, tạo ra giá trị sản xuất hàng năm khoảng 130 tỉ đồng, đóng góp 1,9% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành, tạo ra nhiều sản phẩm mang những nét đặc trưng của vùng Tây Nam bộ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, giúp tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Theo nhận định của các cơ quan hữu quan, tiềm năng phát triển làng nghề ở Trà Vinh còn rất lớn.

       Kết quả nghiên cứu đề tài đã nghiên cứu vai trò, hiện trạng làng nghề tỉnh Trà Vinh hiện nay; Đánh giá thực trạng, đặc điểm hàm lượng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất của làng nghề tỉnh Trà Vinh ; Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề; Xây dựng định hướng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các làng nghề đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
Ba mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân  tỉnh Trà Vinh:
1) Mô hình ứng dụng công nghệ nấu bánh tét bằng nồi nấu hiện đại thay thế nấu bằng củi tại làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang; 

2) Mô hình ứng dụng công nghệ trong làm giường tre tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú

Lang nghe Tra Vinh

Cở sở Trì Cảnh đóng giường tre sử dụng thiết bị kỹ thuật

    Điển hình, ở làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú (chuyên sản xuất các sản phẩm từ tre gai và tầm vông), chủ yếu sản xuất các sản phẩm như giường, tủ, bếp, bàn, ghế, salon… đóng theo công nghệ thủ công cũ, giá trị kinh tế không cao. Nhiều cơ sở chỉ mới trang bị các loại cưa điện, khoan điện… với mẫu mã đơn giản nên sản phẩm chỉ để phục vụ nông dân. Trong khi đó, ở nhiều nơi khác trong cả nước, nghề tiểu thủ công nghiệp đã được hiện đại hóa. Hầu hết đều được trang bị máy móc, công nghệ sản xuất mới để làm ra các mặt hàng tinh xảo đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Kết quả đề tài trên đã góp phần để Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban, Ngành liên quan có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức, chính sách và biện pháp khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề của tỉnh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và ngân sách của tỉnh; phổ biến kiến thức khoa học mới về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm của làng nghề; Tạo mối liên kết khoa học liên ngành nhằm khôi phục, bảo tồn làng nghề thông qua ứng dụng khoa học tiên tiến trong bối cảnh toàn cầu hóa.   

Kết quả nghiên cứu đề tài đã được Hội đồng KH&CN tỉnh Trà Vinh nghiệm thu vào ngày 07/7/2016. Kết quả đánh giá xếp loại: Khá.

Tác giả bài viết: CHÁNH TÍN

Nguồn tin: Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Mã bảo mật   

Hỗ trợ trực tuyến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây