Đô thị hóa đòi hỏi con người phải thay đổi theo hiện trạng phát triển của nó, đó là quy luật khách quan của chính quá trình đô thị hóa. Tức là, một khi, nơi nào đó đã có hiện tượng
đô thị hóa, thì nơi ấy đòi hỏi con người phải có một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, thậm chí khác hẳn với lối sống, với nếp ứng xử văn hóa trước đây.
Phương thức sống đô thị tiên tiến, lối ứng xử văn hóa đô thị là một yêu cầu khách quan của sinh hoạt xã hội ở các đô thị. Bởi lẽ, đô thị có đặc điểm môi trường, cấu trúc kinh tế, quan hệ giao lưu, trình độ kỹ thuật... khác hẳn nông thôn. Cho nên khởi đi từ các đặc điểm khách quan của sinh hoạt đô thị hiện tại có thể nghĩ tới việc xây dựng một phương thức sống đô thị tiên tiến là một việc làm cần thiết cho các đô thị mới cũng như các vùng đang trong
quá trình đô thị hóa.
Trong ý nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội, quản lý xã hội và tái sản xuất sinh học - xã hội, phương thức sống đô thị tiên tiến là các quy phạm không thể thiếu cho việc phát triển văn hóa - xã hội ở đô thị. Nhưng việc xây dựng một phương thức như thế hiện đang gặp nhiều trở ngại mà nổi bật là quan hệ giữa hiện trạng phát triển của hệ thống
hạ tầng đô thị và lối sống, lối tư duy của
cư dân đô thị. Nói cách khác xuất phát điểm của vấn đề chính là con người và tư duy nông nghiệp vẫn còn tồn tại trong quá trình chuyển dần sang một cuộc sống đô thị hiện đại.
Xem thêm:
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước
Là trung tâm hành chính có tốc độ phát triển kinh tế cao của tỉnh Hậu Giang,
Vị Thanh là thành phố được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số, các đơn vị hành chính của thị xã Vị Thanh trước đây.
Thành phố Vị Thanh có diện tích tự nhiên là 11.867,74 ha và 97.222 nhân khẩu, 9 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: I, III, IV, V, VII và 4 xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến, Hỏa Tiến. Đảng bộ, nhân dân thành phố Vị Thanh đã không ngừng phấn đấu xây dựng, phát triển đô thị Vị Thanh với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế năm 2009 bình quân gần 20% (năm 1999: 9,8%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh, đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa; GDP bình quân đầu người là 1.410 USD (năm 1999: 522 USD); tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 30% tăng lên 76%. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý đô thị của thành phố cũng đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị đáp ứng yêu cầu của một đô thị hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc
xây dựng nếp sống văn minh đô thị và đời sống văn hóa là một yêu cầu thiết thực trong quá trình đô thị hóa của cả nước. Ngày 10/10/2010, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 1869/CT-TTg về việc đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 thể hiện rõ xu hướng đó. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân
thành phố Vị Thanh đã triển khai một số chính sách đặt nền tảng cho việc xây dựng lối sống và tư duy của cư dân đô thị văn minh, hiện đại. Những chính sách nhằm xây dựng nếp sống văn minh cho cư dân đô thị bắt đầu từ việc xây dựng xã nông thôn mới đến việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, thể hiện qua Công văn số 133/UBND-NCTH ngày 09/02/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thống nhất chọn 11 xã điểm xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, Quyết định số 2856/UBND-NCTH ngày 22/12/2010 về việc lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 103/UBND-QLĐT ngày 14/02/2011 của Ủy ban nhân dân
thành phố Vị Thanh về việc lập đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã Hỏa Tiến và xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh đến năm 2020, Công văn số 103/UBND-NCTH ngày 15/2/2011 về chủ trương lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hỏa Tiến và xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh đến năm 2020.
Xem thêm:
Chuẩn đầu ra ngành Quản lý Nhà nước
Với sự quan tâm đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, kết cấu hạ tầng ở nông thôn - xưa nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các xã được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị hóa các vùng nông thôn trên địa bàn thành phố Vị Thanh.
Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo các khu vực nội thi và nông thôn của Vị Thanh.
Đô thị hóa kích thích và tạo cơ hội để người dân năng động, sáng tạo hơn trong việc tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của
tiến trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói chung và thành phố Vị Thanh nói riêng. Nhìn từ góc độ văn hóa làn sóng đô thị hóa cùng với sự phát triển hạ tầng văn hóa xã hội, mở rộng mạng lưới thông tin đại chúng, tăng cường quan hệ làm ăn, buôn bán giữa các vùng miền, v.v, đã làm cho diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Ở các vùng nông thôn Vị Thanh đã xuất hiện những yếu tố văn hóa đô thị mới mẻ, hiện đại, sự truyền bá các sản phẩm văn hóa, các loại hình văn học, nghệ thuật có giá trị; sự du nhập lối sống, phong cách giao tiếp, ứng xử văn minh, tiến bộ, v.v, làm cho văn hóa làng quê có những sắc thái mới. Tuy nhiên, một bất cập dễ nhận ra đó là sự chuyển dịch dân cư nông thôn - đô thị đã tạo ra khoảng trống trong tư duy nông nghiệp của người dân với lối sống mang đậm dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp trong môi trường đô thị cần một tư duy đô thị và tác phong công nghiệp.
Tiến trình phát triển đô thị Vị Thanh hiện nay cho thấy, tư duy và lối sống nông nghiệp của các cộng đồng dân cư còn phổ biến. Các chính sách nhằm xây dựng một lối sống đô thị phù hợp với tiến trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Vị Thanh mới chỉ ở bước khởi đầu. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn mang tính tự phát, định hướng xây dựng nếp sống văn minh đô thị còn đang trong quá trình xây dựng.
Quy hoạch xây dựng đô thị là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thi và các khu vực đô thị. Nó không chỉ dừng lại ở việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quan trọng hơn nó còn phải xây dựng được một hệ văn hóa, lối sống cộng đồng trong đô thị. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển bền vững của đô thị. Công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam nói chung, thành phố Vị Thanh và tỉnh Hậu Giang nói riêng hiện chưa thực sự chú ý tới các yếu tố phát triển nhân văn trong đô thị. Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 tại khoản 3, Điều 6, Chương I đề cập đến yêu cầu công tác quy hoạch đô thị chú ý yếu tố nhân văn:
“Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị”. Yếu tố ý thức xã hội thể hiện qua tư duy, lối sống, nếp sống cư dân đô thị không được chú ý trong chiến lược phát triển đô thị đã tạo ra một khoảng cách khá xa với yếu tố tồn tại xã hội thể hiện qua chất lượng, số lượng công trình hạ tầng đô thị, cảnh quan, môi trường đô thị và sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Khoảng cách đó là nguyên nhân cơ bản tạo nên bộ mặt đô thị phát triển không đồng bộ hiện nay của các đô thị Việt Nam.
Là một thành phố trẻ, có tiềm năng phát triển, có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển tỉnh Hậu Giang, Vị Thanh cần thiết phải quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững đô thị không chỉ các yếu tố không gian, kiến trúc, cảnh quan, hệ thống công trình, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở đô thị mà còn là yếu tố văn hóa, văn minh đô thị, tư duy, nếp sống của cư dân đô thị đúng nghĩa.
Để xứng tầm một đô thị của khu vực, là đầu mối trung chuyển, luân chuyển và giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam bộ và Bắc bán đảo Cà Mau, là đầu mối quan trọng trong mối quan hệ liên vùng giữa thành phố Cần Thơ - Kiên Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu, là địa bàn giao lưu trung chuyển của khu vực qua hệ thống giao thông thuỷ bộ quốc gia như Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, tuyến giao thông thuỷ thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Giang, thành phố Vị Thanh phải xây dựng một đô thị hiện đại cùng một nếp sống đô thị xứng tầm.
Trên tinh thần đó, việc thực hiện đề tài
“Thực trạng và giải pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị phục vụ tiến trình phát triển đô thị Vị Thanh đến năm 2020” có ý nghĩa thiết thực về mặt kinh tế và xã hội.